Đầu xe ô tô rất dễ bị móp – Lý do tại sao?

Nếu như bạn để ý sẽ thấy được trong những vụ tai nạn xe hơi thì sẽ thấy được rằng phần hay bị hỏng nhất của xe chính là đầu ne, nó thường bị móp lại, hỏng hóc nghiêm trọng. Vậy lý do gì khiến cho phần đầu xe của bạn hay bị móp như thế? Hãy để bài viết này giải thích lý do cụ thể tại sao nhé.

Phần đầu xe hay bị móp méo khi va chạm như vậy mà nhà sản xuất lại không thiết kế nó bằng những nguyên liệu chắc chắn hơn, lý do ở đâu?

Lý do khiến cho đầu xe dễ bị mốp, méo

Lấy một ví dụ nhé: khi tai nạn xảy ra với một chiếc ô tô con và một chiếc container đi ngược chiều, dường như 2 chiếc xe đâm trực diện vào nhau nhưng phần cabin của xe thì còn nguyên vẹn mà đầu xe thì vỡ nát. Điều này đã khiến cho người ngồi trong xe có thể ném bỏ những tấm vỡ đó để bước ra ngài. Đây cũng chính là 1 lý do mà khiến cho phần đầu xe nhà sản xuất lại thiết kế nó “mềm, mỏng” đến như thế đấy.

Trong chiếc xe hơi thì toàn bộ phần khung cũng như thân xe, vỏ xe sẽ được chia ra thành nhiều vùng khác nhau, độ cứng của chúng cũng khác nhau để giúp cho việc hấp thụ cũng như chống ngược lại các ngoại lực có thể tác động trực tiếp lên xe. Với các phần hấp thụ lực sẽ được sử dụng làm bằng nguyên liệu có độ cứng thấp hơn nhưng tính đàn hồi lại cao hơn, nó có vai trò chính là chống lại lực hấp thụ và ngược lại, những phần chống lực sẽ được thiết kế bằng những vật liệu vô cùng cứng, chắc để hạn chế tối đa tình trạng biến dạng, bảo vệ tốt nhất cho người ngồi bên trong.

Hãy nhớ là mỗi bộ phận riêng của xe sẽ có những chức năng riêng biệt và được làm bằng vật liệu riêng, chính vì thế mà tùy vào từng khu vực khác nhau mà chúng ta sẽ sử dụng vật liệu khác nhau. Ta có thể thấy được bộ phận đầu xe chính là phần đầu tiên nhận ngoại lực khi va chạm nên sẽ đóng vai trò hấp thụ lực nên ở phần này thì người ta cũng sử dụng những nguyên liệu ít cứng như thép, nhôm. Nếu như phần đầu xe này mà sử dụng vật liệu quá cứng thì người ngồi trong xe sẽ có xu hướng bị bay ra khi có va chạm xảy ra, nó tăng rủi ro va đập cao hơn và gây mất an toàn nghiêm trọng cho người dùng.

Ngược lại, khu vực khung xe bao quanh cabin (khoang nội thất của xe) lại cần đảm bảo độ cứng cao nhất, độ biến dạng thấp nhất để tạo thành một dạng “lồng” cố định bảo vệ tối đa cho người bên trong. Do vậy, đây cũng là nơi sử dụng các vật liệu có độ cứng vững cao, ví dụ như thép cường lực.

Ngoài cấu trúc thân xe làm từ kim loại, những bộ phận ở các vị trí va chạm trực tiếp như cản trước, cản sau của xe thường sử dụng vật liệu nhựa cao cấp. Không chỉ trên những mẫu xe bình dân, các mẫu xe sang cũng có phần cản trước được làm bằng nhựa để an toàn hơn cho người bị va chạm trong các vụ tai nạn.

Chắc hẳn với nhữn nội dung trên đây bạn cũng đã phần nào hiểu thêm được nội dung tại sao phần đầu xe hơi lại dễ bị móp và méo đúng không nào? Nó chính là sự cố tình sắp đặt của nhà sản xuất với mong muốn người ngồi trên xe được đảm bảo độ an toàn cao nhất nếu như không may có những va chạm đáng tiếc có thể xảy ra.

Các tin khác: